Con đường du học không trải đầy hoa hồng bởi sự khác biệt lớn về ngôn ngữ; văn hóa. Đã có rất nhiều câu chuyện về cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản và đó chỉ là một phần trong cuộc sống của họ. Từng ngày, từng giờ những bạn trẻ vẫn đang cố gắng bươn trải để chinh phục con đường tri thức nơi đất khách.
Tôi đã nghe đến sự khoe mẽ của các bậc phụ huynh về việc “Con tôi đi du học được mấy tháng đã biết gửi tiền về nhà; nó làm được nhiều tiền lắm”. Mặt trái của sự thật là những tiết học bỏ dở; những giấc ngủ vội; đồng tiền ấy được đánh đổi bằng mồ hôi của các em nơi xứ người.
T.H – một du học sinh tại Nhật Bản tâm sự: “Em sang đây được 6 tháng rồi. Cũng đã kiếm được 2 công việc chạy song song. Buổi sáng em đi học rồi chiều tranh thủ về ngủ, tối đã bắt đầu làm từ 6h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Mệt lắm ạ. Nhiều hôm mệt đến lớp toàn ngủ mà đây là thực trạng chung của rất nhiều bạn du học sinh. Ở quê cứ nghĩ đi du học là sướng và nhiều khi bố mẹ cũng đem con mình ra so sánh với các bạn khác. Vô hình chung bọn em bị ép vào guồng đua tiền bạc; ganh đua ai kiếm được nhiều hơn..”
Tôi vẫn luôn nghĩ nếu bạn chọn Nhật Bản là nước du học hãy tìm hiểu thật kỹ: môi trường, xã hội, tỷ giá yên..Nhật Bản là đất nước có môi trường giáo dục khá tốt; tuy vậy họ đề cao tính tự giác của các bạn nhiều hơn là việc kèm cặp như các giáo viên Việt Nam. Hiện nay, người Nhật sống theo hiện đại chiếm phần đa trong xã hội NHật Bản vậy nên những điều bạn biết về người Nhật qua báo đài như: nhẹ nhàng, lịch sự, văn hóa..chỉ là một phần diễn tả về lối sống của họ thôi. Sự thực thì người Việt ta trên đất Nhật vẫn không được xem trọng nhiều…
Hầu hết các bạn sang Nhật sẽ không kiếm được công việc luôn; số tiền mang theo chỉ đủ chi tiêu trong 1 – 2 tháng đầu. Cuộc sống rơi vào bế tắc. Kiếm được công việc làm thêm tại Nhật bạn cần có mối quan hệ với các senpai hoặc phải chịu chi cho các dịch vụ môi giới việc làm. Bắt đầu lúc này, bạn bị cuốn vào công việc; bạn mưu cầu cuộc sống cần đầy đủ hơn; mong muốn được phụ đỡ gia đình. Bạn đi làm thêm nhiều hơn và mất cân bằng thời gian học và làm. Cứ như thế, cách mà bạn có thể thoát ra khỏi suy nghĩ áp lực là nghĩ đây là 1 trải nghiệm thú vị để trưởng thành hơn!. Thực ra thì, sự thật là như vậy mà :))
Vẫn còn đâu đó những nỗi buồn và sự mệt mỏi của người trẻ lần đầu xa xứ, tự xoay xở cho mình cuộc sống tự lập, nhưng rồi, như chia sẻ của T.H, ai rồi cũng quen, cũng cân bằng được, và đó là khi họ đã thấm nhuần bài học trưởng thành. Và khi trở về, họ là những người thật sự giàu có – không chỉ về tri thức, trải nghiệm quốc tế, mà còn là bài học về sự trưởng thành và cách cân bằng cuộc sống.
Du học là hành trình đi và đến; học tập; khám phá và thành công trở về!