Trong công việc người Nhật có khẩu hiệu rất nổi tiếng 5S: seri (vứt bỏ), seiton (sắp xếp), seiso (dọn dẹp), seiketsu (làm sạch), shituke (duy trì). Đây là một nét văn hóa nổi tiếng với khả năng sắp xếp thần kỳ từ những đồ đạc trong phòng cá nhân lẫn Công ty, từ cuộc sống đến công việc của mình.
Khâu đầu tiên trong bất cứ hoạt động sắp xếp là seri (vứt bỏ). Seri có nghĩa là loại bỏ đi những thứ không cần thiết, khi nhiều người dọn dẹp nhà cửa nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Điều này rất hợp lý và khoa học. Nhiều người cứ sắp xếp vật dụng vào những vị trí cần thiết mà không biết rằng có những vật dụng không cần thiết. Vô hình chung chúng ta vẫn sắp xếp cho những sản phẩm không còn được sử dụng nữa khiến cho căn phòng của chúng ta luôn ứ đầy và đến một lúc nào đó phình to khiến cho diện tích căn phòng không thể chứa được. Nó sẽ gây tức tối, khó chịu trong tinh thần và suy nghĩ của người sống trong không gian đó.
Những người hoài cổ, những người cầu toàn hoặc những người quá tiết kiệm là những người không bao giao dám cho đi hoặc vứt đi những thứ không cần thiết. Đôi khi cần phải quyết đoán loại bỏ những thứ không cần thiết, bạn mới có thể tinh sửa nội dung bên trong cả về nghĩa đen với nghĩa bóng.
Người Nhật vẫn có phong trào bán đồ cũ và cứ đến dịp cuối tuần, hoặc những Lễ hội hoặc dịp cuối năm họ thường bày đồ dùng của mình ra và bán với mức ra rất thấp gần như để biếu tặng. Nhiều người hiểu lầm rằng đồ cũ là đồ không dùng được nhưng thực tế tôi cũng đã từng mua rất nhiều những vật dụng như: cốc, chén, CD nghe nhạc, tranh ảnh, camera, ….
Người Nhật dùng rất cẩn thận thế nên những đồ cũ của họ vẫn được sử dụng tốt. Việc bán đồ cũ này thể hiện 1 nét văn hóa rất Nhật là cần phải refresh bản thân và làm mới mình, những vật dụng mà mình không dùng nữa thì mình không nên giữ lại. Đây là văn hóa rất đẹp mà Việt Nam chúng ta cũng có những nét rất tương đồng. Ví dụ như những hoạt động cứu trợ vùng lũ miền Trung, hay những hoạt động từ thiện vùng cao Hà Giang, nhiều người cũng đem sách vở quần áo dùng rồi tặng cho bà con gặp khó khăn. Việc cho đi những vật dụng không còn giá trị với mình nhưng vẫn còn giá trị với người khác là nét rất nhân văn trong cuộc sống của chúng ta. Nó có tác dụng, một mặt nó giúp chúng ta nhẹ lòng, một mặt nó giúp những hoàn cảnh khó khăn hơn vẫn có thể sử dụng được cho đỡ phí. Nếu chúng ta làm việc này có tâm với tinh thần cho đi và không nghĩ đến chuyện nhận lại sẽ khiến cuộc sống tươi đẹp hơn biết nhường nào.
Ngay cả trong cuộc sống của mình, chúng ta cũng cần học tập cách thức Seri, loại đi những điều phiền muộn, những suy nghĩ tiêu cực, giữ lại những mối quan hệ thật sự có ích cho cuộc sống và sự nghiệp. Khả năng giải quyết vấn đề của mỗi một cá nhân chỉ trong một giới hạn nhất định nếu chúng ta có ôm đồm mọi thứ sẽ không thể xử lý được hết và còn làm những thứ khác ảnh hưởng. Việc quên đi những thất bại để đứng dậy đi tiếp, hay việc tạm bỏ qua những điều vụn vặt nghĩ đến những điều lớn lao mang tính tổng thể cũng là điều quan trọng để phát triển bản thân.
Trong cuộc sống hiện đại như hiện nay với quá nhiều luồng thông tin đa chiều, với những mối quan hệ phức tạp nếu chúng ta không biết tinh chỉnh, xóa bỏ đi những yếu tố tiêu cực, giữ lại trong mình những yếu tố tích cực thì mãi mãi chúng ta sẽ không phát triển được kế hoạch cuộc đời của mình. Đây là một nghệ thuật trong đơn giản hóa cuộc sống mà người Nhật Bản đã nghiên cứu trong tập quán và thói quen sống của mình để biến nó thành phương pháp sắp xếp 5S theo kiểu Nhật Bản.
Trên đây là một vài thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn – những du học sinh đang chuẩn bị một môi trường học tập mới tại đất nước mặt trời mọc. Hi vọng các bạn sẽ rút ra được những điều gì cho cuộc sống sắp tới của mình.