Văn hóa xếp hàng người Nhật Bản

Trong khi hầu hết mọi nơi trên thế giới coi việc phải xếp hàng chờ đợi là một điều khó chịu thì với người Nhật Bản lại không hẳn là như vậy.

Văn hóa Nhật Bản: Thế giới đã thấy rõ hơn điều này khi hội chợ thương mại Expo quốc tế Nagoya kết thúc tại Aichi, Nhật Bản. Người ta thống kê được rằng trong 185 ngày hội chợ có tới 22 triệu lượt khách tham quan trong số đó 95% là người Nhật Bản. Trong khi những người nước ngoài chẳng hề quan tâm thì người Nhật lại xếp hàng dài để xem người ta nói về các con thú trên gian hàng của Hitachi, một con thú mỏ vịt dài 10,66 m trưng bày tại gian triển lãm của Australia hay về món bánh bao nhân bạch tuộc – một phần trong mảng văn hóa ẩm thức của các nước trên thế giới.

Suốt mùa hè qua người dân Nhật nhộn nhịp đến với Aichi để được xem, được tìm hiểu văn hóa của các nước thông qua hội chợ Expo. Có những ngày số người tập trung chờ đợi ở ngoài cổng của hội chợ lên đến 37.000 người. Con số này còn nhiều hơn cả số khách thăm quan mà công viên Disneyland – Hồng Kông cho phép vào mỗi lượt.

Những người Nhật này xếp hàng chờ đợi hàng giờ dưới cái nắng mùa hè để được xem gian hàng của người Mông Cổ, xem triển lãm robot, xem những người Siberia trình diễn với chiếc mũ lông đồ sộ.

Người Nhật đứng xếp hàng theo một cách mà không một nơi nào trên trái đất này có thể sánh được. Họ vào các cửa hàng, tiệm ăn tối, các cuộc triển lãm nghệ thuật, đi xem phim, hay như đến với hội chợ Expo Nagoya vừa qua và còn nhiều hoạt động khác nữa với một suy nghĩ là họ sẽ xếp hàng. Họ đứng thành hàng, chờ đợi và làm cho việc xếp hàng trở nên dễ chịu với tâm niệm rằng có một điều gì đó rất đáng để chờ đợi ở phía trước mà thực tế thì có khi không phải luôn luôn như họ nghĩ.

Qua việc phỏng vấn người Nhật trong hội chợ Expo vừa qua chúng ta có thể hiểu phần nào lý do của hiện tượng đó.

Thứ nhất trong quan niệm của người Nhật thì một sự kiện mà không phải xếp hàng để xem thì rất đáng ngờ. Không xếp hàng có nghĩa là có điều gì đó không tốt, không có đám đông có nghĩa là giá trị thấp.

Cô Tamia Ito sống ở Osaka nói rằng: “Không phải lúc nào tôi cũng thích xếp hàng nhưng tôi thấy rằng một hàng dài người chờ đợi thì có nghĩa là có điều gì đó rất hấp dẫn đang chờ đợi. Vì vậy tôi không ngại phải xếp hàng mặc dù có thể tôi không thích thế. Chúng ta phải chịu đựng để rồi chúng ta thích thú”

Đối với một vài người Nhật khác thì họ lại quan niệm xếp hàng là một cơ hội để họ gần gũi người thân và nói những câu chuyện không bao dứt. Họ biến việc xếp hàng thành một kỷ niệm đáng nhớ. Một người Nhật khác anh Nakajima phát biểu ” Bạn đến đây với gia đình và bạn bè. Bạn đứng với họ trong một khoảng thời gian dài. Và sau đó bạn sẽ nói hãy nhớ về ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau đợi chờ ở hội chợ dưới cái năng của mùa hè”

Và còn một lý do nữa đó là người Nhật rất thích tìm hiểu về văn hóa của các nước. Sự thú vị của văn hóa nước ngoài đã biến việc phải xếp hàng chờ đợi trở nên hấp dẫn. Cô M. Tanaka, một giáo viên đại học nói rằng: “Trong suy nghĩ của người Nhật, cơ hội được tìm hiểu những nền văn hóa mới là điều hấp dẫn không thể cưỡng lại được”.

“Tôi đã đến hội chợ sáu lần. Tôi có kinh nghiệm để được “”du lịch”” nước ngoài ngay tại đây” cô Kamiko Tsunoda một người sống tại Nagoya nói “Tôi có thể dễ dàng đến Mỹ, Đức, Anh, Châu Phi hay toàn thế giới. Tôi cảm nhận và thu được những hiểu biết về thế giới vì vậy tôi sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để nhận được điều đó”

Ý thức xếp hàng của người Nhật đã trở thành văn hóa và nó được “vận hành” như là cỗ máy tự động điều khiển. Trong khi đó, qua một cuộc thử nghiệm với người dân Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thì người ta nhận thấy người Trung Quốc vô cùng ghét phải xếp hàng.

Người Nhật Xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng

nguoi nhat xep hang goi dien thoai
người nhật xếp hàng gọi điện thoại

Người Nhật Xếp hàng trong lễ hội Comiket

Xếp hàng trong lễ hội Comiket
Xếp hàng trong lễ hội Comiket

Người Nhật Xếp hàng chờ tới lượt mua Ipad

nguoi nhat xep hang cho mua ipad
người nhật xếp hàng chờ mua ipad

Người Nhật Xếp hàng chờ tới lượt mua sắm

nguoi nhat xep hang cho mua sam
người nhật xếp hàng chờ mua sắm

Khi các tài xế Taxi Nhật xếp hàng…

taxi xep hang o nhat ban
khi taxi xếp hàng

Xếp hàng chờ qua đường trong mùa đông

văn hóa xếp hàng của người nhật
văn hóa xếp hàng của người nhật

Xếp hàng trong cảnh tai ương

xếp hàng trong cảnh tai ương
xếp hàng trong cảnh tai ương

Câu chuyện được kể bởi TS Hà Minh Thành – một người Nhật gốc Việt tham gia cùng cảnh sát tỉnh Fukushima tìm kiếm và cứu hộ những người bị nạn trên Blog của TS Nguyễn Đình Đăng. Nội dung này được đăng trên nhiều Blog và cả báo chí mạng trong nước.

Nội dung bức thư nói về một cậu bé 9 tuổi, là nạn nhân trong trận thiên tai, đang đứng chờ phát thực phẩm, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi trong khi trời rất lạnh. TS Thành đã đưa cho cậu bé phần lương khô mang theo của anh và nói cậu hãy ăn cho đỡ đói vì cậu bé xếp cuối hàng. Cậu bé cảm ơn anh và mang phần lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. TS Thành rất ngạc nhiên, hỏi lại cậu bé tại sao lại làm như thế và anh nhận được câu trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Một câu trả lời thật sự làm xúc động tất cả những con người có lương tâm trên trái đất này. TS Thành đã viết một đoạn rất có ý nghĩa: “Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu”.

Có lẽ đó là lòng tự trọng và trách nhiệm xã hội của một người dân Nhật Bản – cho dù chỉ là một cậu bé 9 tuổi. Vì thế không ngạc nhiên tại sao nước Nhật lại phát triển một cách mạnh mẽ đến như vậy.

atk#internet