Hôm nay tôi có buổi tư vấn cho 1 em sinh viên (tên Lam) muốn đi du học tự túc, sang đó để vừa học vừa làm. Như mọi trường hợp khác, tôi đều phân tích những lợi ích cũng như những khó khăn, những yêu cầu đối với người muốn thành đạt khi lựa chọn con đường du học Nhật.
Hẳn bạn cũng biết để đi du học đương nhiên sẽ tốn rất nhiều tiền do vậy hầu hết tôi thường gặp cả phụ huynh để cùng lập kế hoạch cho con em họ. Hôm nay Lam cũng gọi bố mẹ từ quê (Hải Dương) lên cùng nghe tôi chia sẻ, tư vấn.
Lam đang học năm 2 của một trường đại học, do nhận thấy không yêu thích ngành học của mình (công nghệ sinh học) cũng như cảm thấy thực trạng chung của sinh viên đại học ra trường đang nhiều hạn chế khi tìm việc. Lam quyết định bảo lưu và tìm đến giải pháp đi học ở Nhật. Đối với Lam việc tiếp tục học là một sự lãng phí vô cùng lớn, lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Lựa chọn để thi lại đại học, chọn một ngành học khác thì cũng chẳng dễ gì.
Từng xôn xao chuyện một số sinh viên sau khi ra trường đã quyết định đốt bằng của mình sau nhiều năm phấn đấu học để lấy cái bằng – Ảnh minh họa
Tuy vậy sau nhiều lần phân tích để bố mẹ ủng hộ cho quyết định của mình thì gia đình em vẫn chưa ủng hộ 100% cho em sang Nhật để học. Ở quê Lam cũng nhiều người đang học ở Nhật nên mọi người cũng hiểu chi phí du học Nhật Bản không phải là ít. Điều bố mẹ Lam lo nhất là sức khỏe Lam không đảm bảo khi “lăn lộn” ở Nhật để tự lo cho mình. Điều này là đúng, nếu các gia đình chỉ lo được khoản tiền ban đầu (chi phí để đi, đóng học phí 1 năm và vài tháng ký túc xá) thì đương nhiên sang đất Nhật các em sẽ tự bươn trải để sống mà học. Phải cố gắng thật nhiều thì các em mới lo đủ cho mình những chi phí tối thiểu, chứ như gia đình Lam (bố làm thợ xây, mẹ làm công nhân may) thì không thể kiếm đủ tiền gửi cho con nơi đất Nhật được.
Một buổi sáng nói chuyện và chia sẻ thông tin với cả gia đình, quyết định cuối cùng của Lam vẫn là ngừng học đại học nhưng sẽ đi học tiếng Nhật ngay tại Việt Nam (dù mới bén duyên và thấy thích với tiếng Nhật). Tôi cũng động viên thêm, rằng tiếng Nhật không phải là nghề nhưng dẫu sao cũng là công cụ tốt cho cơ hội việc làm trong những năm tới. Học tiếng Nhật ngay ở Việt Nam chừng 1 đến 2 năm tại trung tâm chúng tôi, song song với đó sẽ tìm học thêm một chuyên môn nào đó thiết thực tại một số cơ sở đào tạo nghề hay trường trung cấp nghề để sau này đi làm. Nếu không thể tìm được một nơi để học chuyên môn thì cũng trau dồi thêm nghiệp vụ sư phạm để đi dạy tiếng Nhật. Vạch ra là vậy nhưng thực hiện được hay không phần lớn còn phụ thuộc vào năng lực của Lam.
Qua đây tôi chỉ muốn nói, nếu bạn muốn học tiếng Nhật, bạn có thể học ngay tại Việt Nam. Tiếng Nhật tốt và có chuyên môn bạn cũng có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt. Dù không được những trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Nhật trên xứ hoa anh đào nhưng nếu bạn yêu thích bạn vẫn có thể tự tìm tòi và học cho mình. Chí ít, lựa chọn này bạn cũng không khiến bố mẹ thêm lo lắng và Lam cũng không quá áp lực khi tạo dựng nghề nghiệp cho mình.
Học tập suốt đời!